Đế Quốc Nhật Bản

Chương 50: Trần Quýnh Minh và Mông Cổ chuẩn bị đảo chính



Quảng Châu, Quảng Đông.

" Bên Hoãn hệ trả lời như thế nào, có đồng ý với kế hoạch của chúng ta không ? "

Trong đại sảnh, người đàn ông trung niên tầm 40 tuổi mặc quân phục tướng quân vô cùng uy nghiêm ngồi ở chủ vị liếc nhìn hai bên trái phải, ngồi ở đó là các tướng lĩnh và tham mưu ăn mặc chỉnh tề.

Người trung niên kia nhìn xuống có tất cả có 8 người bao gồm 4 vị tướng quân và 4 vị tham mưu. 8 người đều ngồi theo vị trí quen thuộc của mình, tướng quân ngồi ở bên phải, tham mưu ngồi ở bên trái và ngồi từ trên xuống dưới theo cấp bậc của mình.

Một vị tham mưu ngồi ở vị trí đầu tiên đứng lên chắp tay hành lễ với vị trung niên rồi nói:

" Thưa tướng quân, Hoãn hệ đồng ý với kế hoạch của chúng ta. Họ đã thông báo với chúng ta kế hoạch đang được tiến hành như kế hoạch, tuần sau chúng ta có thể thực hiện. "

" Tốt lắm, cứ dựa theo kế hoạch mà tiến hành. Ta muốn cho người Nhật phải trả giá đắt vì đã chiếm Mãn Châu của chúng ta. "

" Nhưng mà, tướng quân việc này làm thật sự có ổn không ạ. Người Nhật vẫn rất mạnh nếu không thì chúng ta tạm thời ngừng đánh với Tôn Trung Sơn, ngồi lại giảng hòa với nhau để bắt tay xử lý người Nhật. "

" Ta hiểu sự lo lắng của ngươi. Mấy tụi quân phiệt phương Bắc chỉ là một đám hèn hạ nếu chúng không sử lý được người Nhật vậy thì để Việt hệ chúng ta xử lý. Việt hệ chúng ta cần một hành động có thể cổ vũ người dân chống lại Nhật Bản dù có thắng hay thua.

Người Nhật sẽ không phản ứng với hành động của chúng ta bởi vì người Nhật vừa mới tổn thất nặng nề sau trận động đất nên sẽ cần xây dựng lại và mất một khoảng tiền lớn. Chính vì lẽ đó, ta mới lập ra kế hoạch từ mấy tháng nay để áp dụng vào tuần sau nếu không chiếm bắt thời cơ thì sẽ không biết lúc nào mới có cơ hội như thế được. "

" Việt hệ chúng ta " là 4 từ vị trung niên vừa nhắc đến đã nói lên tất cả bao gồm cả ông và những người khác trong căn phòng này đều là người của Việt hệ. Vị trung niên ngồi ở chủ vị trong căn phòng đó tên là Trần Quýnh Minh và 8 người khác đều là thuộc hạ của ông.

Trần Quýnh Minh sinh năm 1878 tại Hải Phong, Quảng Đông. Ông học luật pháp rồi làm quan cho nhà Thanh, sau đó tham gia Cách mạng Dân Quốc, trở thành một lãnh tụ quân sự và dân sự, cũng như chủ trương tái thiết Trung Hoa dưới chính thể cộng hòa dân chủ liên bang.

Ông gia nhập Đồng minh hội năm 1909 rồi trở thành Tổng tư lệnh quân đội Quảng Đông. Sau cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản, ông đã chỉ trích mạnh mẽ các nhóm quân phiệt miền Bắc vì đã không dứt khoát đối đầu với Nhật Bản và ông đã tổ chức tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản.

Từ sau đó, ông cũng bắt đầu điên cuồng tìm cách giết người Nhật và hành động đầu tiên của ông ném người của quân đội Nhật Bản ra ngoài mặc dù ông muốn làm tiếp nhưng mà tâm trí của ông đã nói cho ông biết bây giờ chưa phải là lúc nên ông bắt đầu đợi thời cơ.

Vài tháng trước, ông nhận được tin tức nói rằng Nhật Bản bị tổn thất nặng nề sau trận động đất cho nên ông quyết định tìm cách tịch thu toàn bộ tài sản của người Nhật và đuổi toàn bộ người Nhật ra khỏi đây.

Thực chất, làm như vậy người Nhật sẽ phản đối nên ông mới có cái cớ muốn giết toàn bộ người Nhật. Ông cũng liên hệ với Hoãn hệ và được chấp nhận về việc tấn công vào Thượng Hải đuổi cổ hoặc giết toàn bộ người Nhật ở đó. Sau nhiều tháng lên kế hoạch cuối cùng hoàn thành, ông cũng họp mọi người tại đại sảnh nhà mình.

" Vâng, tôi đã hiểu rồi. Thưa tướng quân. "

Vị tham mưu đã hiểu ý của Trần Quýnh Minh nên đã hành lễ và quay lại chỗ ngồi, Trần Quýnh Minh kia thấy thế cũng gật đầu. Sau đó, mọi người cũng bắt đầu bạn bạc thêm kỹ lưỡng kế hoạch trong vài giờ mới kết thúc nhưng mà họ không biết rằng tại cách đó không xa tai một ngôi nhà nhỏ 2 tầng.

" Đội trưởng, đây là bản báo cáo chi tiết kế hoạch mà những người đó đang chuẩn bị. "

Một người đàn ông đang đứng ở cửa sổ tầng 2 thả ống nhòm xuống cầm lên bản báo cáo mà thuộc hạ đang cầm đó. Ông nhìn bản báo cáo một lúc rồi nói:

" Những tên này không biết ăn phải thứ gì mà dám lập kế hoạch như vậy. Bọn chúng bộ không biết hành động lần trước đã khiến cho lục quân chú ý rồi hay sao. "

" Đúng vậy, đội trưởng. Nhưng mà chúng ta cũng không ngờ là tên Hoãn hệ đó lại phản bội chúng ta, tên đó phải biết do chúng ta ra tay xử lý hết đối thủ mới chỉ huy được Hoãn hệ. "

" Không sao, nếu bọn chúng muốn làm thì cứ để cho bọn chúng làm. Dù sao, Hoãn hệ và Việt hệ là 2 nhóm quân phiệt mà thái tử điện hạ muốn chiếm giữ vì vậy chúng ta phải giúp điện hạ phải giành lấy nó cho bằng được, cho dù có hy sinh thân bản thân thì ta sẵn sàng đánh đổi. "

" Đội trưởng, không cần phải như thế đâu chúng ta nhất định sẽ chiếm được. Với trang bị hiện đại và quân đội thiện chiến thì chúng ta có thể chiếm được 2 nhóm quân phiệt này dễ dàng. Nhưng mà, làm cho tui thấy tức giận nhất là bọn chúng dám lợi dụng nước ta bị động đất còn dám ra kế hoạch giết người dân của ta tại Trung Quốc.

Bọn chúng đây là muốn xem thường đế quốc, xem thường Thiên Hoàng và thái tử điện hạ. Chúng ta không thể để cho bọn chúng sống dễ dàng như thế được. "

Người đàn ông hoàn toàn đồng ý với thuộc hạ của mình, Lư Vĩnh Tường phải nhờ bọn họ mới nắm quyền quân phiệt Hoãn hệ không biết ơn thì thôi vậy mà còn ăn cháo đá bát, âm mưu đánh lại người đã giúp mình đây không phải biến đế quốc thành trò hề sao. Nên ông nói:

" Đúng vậy, mặc dù là không thể tha bọn chúng nhưng mà vì đế quốc chúng ta phải để cho bọn chúng làm hại người dân của ta mà ta không thể làm gì được. Đó mới là nỗi nhục của chúng ta. "

" Tôi đồng tình với ngài đội trưởng. Nhìn thấy đồng bào của mình bị người khác giết trong lòngcủa tôi cảm thấy bức rức nhưng mà vì lý tưởng của đế quốc chúng ta cũng không thể làm gì. "

" Nếu nhiệm vụ này thành công thì chúng ta sẽ biết ơn họ. Hãy gửi điện báo cho quân đội đi cho họ biết chính xác kế hoạch của 2 quân phiệt Việt hệ và Hoãn hệ để họ còn lập ra kế hoạch mấy cái chuyến hàng của chúng ta gửi đã về nước chưa ? "

" Vâng, tôi sẽ gửi điện báo ngay. Còn, chuyến hàng của chúng ta đang được gửi về. "

Người đàn ông nhìn thấy thuộc hạ của mình đi ra ngoài sau đó ông cầm lại ống nhòm lại tiếp tục nhìn ngoài cửa sổ, ông nhìn về căn nhà của Trần Quýnh Minh. Người đàn ông tên là Kagami Kobayashi 47 tuổi là người của cục tình báo KGB. Kagami và nhóm của ông được KGB ra lệnh theo dõi Trần Quýnh Minh. Sau khi, tên này đã có những hành vi không phù hợp với lợi ích của Nhật Bản.

Nhóm của ông mua được ngôi nhà này nhờ sự giúp đỡ của người dân Nhật Bản đang sống tại đây. Khi nhóm của ông cải trang tới Quảng Châu. Họ tới một cửa hàng làm ăn của người Nhật. Sau khi vào, họ đã giới thiệu ra thân phận của mình và mục đích tới nên nhờ họ giúp đỡ.

Chủ cửa hàng người Nhật khi nghe được mục đích nhóm của Kagami tới nên vui lòng giúp đỡ tìm ra căn nhà phù hợp. Và họ đã tìm ra ngôi nhà này. Sau khi thuê được ngôi nhà, nhóm của ông bắt tay vào điều tra. Sau nhiều lần, tìm hiểu và sử dụng công nghệ cao máy nghe lén được Hirohito mua từ trên hệ thống.

Nhóm của ông đã phát hiện được kế hoạch của Trần Quýnh Minh và cũng phát hiện được kẻ vong ơn bội nghĩa Hoãn hệ. Mông Cổ Tại một ngôi nhà nào đó tại thành phố Ulan Bator đang tập chung 10 người bàn bạc vấn đề gì đó. Người trung niên trong số đó bắt đầu hỏi:

" Sao rồi, phía Liên Xô gửi điện báo tới chưa ? "

8 người khác nghe được người trung niên hỏi thì có người thanh niên trả lời:

" Phía Liên Xô đã điện báo tới, họ nói tập kết binh sĩ chỉ cần chúng ta đảo chính làm tín hiệu cho họ. Khi nhận được tín hiệu đích thân Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Xô viết tại Viễn Đông là Vasily Konstantinovich Blyukher chỉ huy nhiệm vụ lần này. "

Vasily Konstantinovich Blyukher (sinh ngày 1 tháng 12, lịch cũ 19 tháng 11, năm 1889, mất ngày 9 tháng 11 năm 1938) là chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô, Nguyên soái Liên Xô từ năm 1935.

Trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin, Blyukher bị kết án và bị Stalin giết khi đang giam tại Moskva. Đến năm 1956 ông được kết luận vô tội và được khôi phục chức vụ và danh dự. Blyukher sinh năm 1889 trong một gia đình nông dân ở làng Barschinka, thuộc tỉnh Yaroslavl của Đế quốc Nga.

Mặc dù họ của ông giống tiếng Đức nhưng Blyukher không phải người gốc Đức, một lãnh chúa đã ban cho dòng họ của Blyukher cái họ này lấy theo tên của Thống chế Phổ Gebhard Leberecht von Blücher.

Là một công nhân, Blyukher nhập ngũ và chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất với cấp bậc hạ sĩ quan quân đội Nga hoàng. Năm 1916 ông trở thành Đảng viên Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (RSDLP, tiền thân của Đảng Bolshevik và tham gia Cách mạng tháng Mười ở
Samara.

Cuối tháng 11 năm 1917, Vasily Blyukher tham gia chỉ huy Cận vệ Đỏ (tiền thân của Hồng quân) chiến đấu tại Chelyabinsk. Một năm sau ông chính thức gia nhập Hồng quân và sớm trở thành một chỉ huy của lực lượng này.

Trong Nội chiến Nga, ông là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của đội ngũ Hồng quân và đặc biệt nổi tiếng với thành tích chỉ huy 10.000 binh sĩ khỏe mạnh thuộc Tập đoàn quân kháng chiến Nam Ural vừa hành quân vừa chiến đấu chống lại sự truy đuổi của quân Bạch vệ vượt 1.500 km chỉ trong vòng 40 ngày và cuối cùng kết nối được với lực lượng Hồng quân.

Với thành tích này, tháng 9 năm 1918, Blyukher trở thành người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ (ông còn bốn lần nữa được nhận vinh dự này, hai lần năm 1921 và hai lần năm 1928), ông được biểu dương vì "trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, đã tổ chức một cuộc hành quân phi thường mà để so sánh với nó người ta chỉ có thể dùng cuộc tiến quân kỳdiệu qua Thụy Sĩ của danh tướng Suvorov".

Sau Nội chiến, Blyukher được cử giữ chức Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Xô viết tại Viễn Đông từ năm 1921 đến năm 1923. Do, cuộc đảo chính trước đó của Mông Cổ trước đó thất bại nên ông được Chính quyền Liên Xô tin tưởng giao cho ông tiếp tục làm tư lệnh Viễn Đông.

" Vậy trong vài giờ nữa bắt đầu đảo chính. Trong buổi tối hôm nay, chúng ta nhất định sẽ thành công. "

8 người khác nghe thế đều gật đầu nhưng mà người thanh niên có một số lo lắng hỏi:

" Nhưng mà, chúng ta sẽ thành công chứ. Người Mãn vẫn còn tập kết quân đội ở biên giới, chúng ta cũng nên biết là chúng ta và người Mãn Châu vẫn là anh em. Nên trước đó, cuộc đảo chính của chúng ta thất bại chính là do Bogd Khan cầu cứu họ nên chúng ta mới thua.

Theo tui được biết Nhật Bản có thành lập lực lượng mới tên là Vệ binh quốc gia có nhân số 6triệu người trong đó 3 triệu người là chính quyền người Mãn quản lý. Mặc dù Vệ binh quốc gia của Nhật Bản là quân dự bị nhưng mà trang bị của họ cũng không thua kém Liên Xô chút nào.

Người Liên Xô có súng họ cũng có súng, Người Liên Xô có pháo họ cũng có pháo. Họ có 3 chiếc xe tăng người Liên Xô không có chiếc nào vậy chúng ta có thành công hay không ? "

Người trung niên nghe thế nói:

" Yên tâm đi, chỉ cần chúng ta đảo chính thành công thì người Liên Xô sẽ bảo vệ chúng ta. Hơn nữa, người Mãn muốn điều động quân đội cũng mất một thời gian mới có thể đưa quân sang đây. "

Người thanh niên và 8 người khác nghe thấy người trung niên trả lời cũng hoàn toàn gật đầu. 10 người này bàn thêm về một số tình huống có thể xảy ra sau đó họ mới kết thúc cuộc thảo luận của mình.

Họ rời khỏi căn nhà tới khu vực của mình để chuẩn bị cho cuộc đảo chính trong vòng vài giờ nữa. Nhưng mà họ lại không biết được cách đó không xa có một cặp mắt đang quan sát họ. Vài giờ sau đó, cuộc đảo chính chính thức bắt đầu.

" Đảng Bolshevik muôn năm, Đảng Bolshevik muôn năm. "

" Cho người đi chiếm các điểm trọng yếu, còn lại đi theo ta chiếm đóng cung điện. Hãy phát tín hiệu cho người Liên Xô. "

Cuộc đảo chính có sự góp mặt của hơn hàng ngàn người tham gia đa số là người của đảng Bolshevik. Một nhóm người được phân công nhiệm vụ đi chiếm các khu vực trọng yếu của thủ đô và họ chỉ gặp được một số sự kháng cự yếu ớt của lực lượng bảo vệ thủ đô.

Nhóm người này đã chiếm được các khu vực trọng yếu của thủ đô dưới sự giúp đỡ của các gián điệp liên Xô và gián điệp của Liên Xô phát tín hiệu bằng cách bắn pháo sáng.

Cách thành phố Ulan Bator 25 km về phía bắc. Vasily Konstantinovich Blyukher đang cầm ống nhòm quan sát Ulan Bator thì ông thấy pháo sáng từ trong thành phố Ulan Bator nên ông bắt đầu ra lệnh:

" Toàn quân bắt đầu di chuyển, tiến vào thành phố Ulan Bator. "

Vasily Konstantinovich Blyukher đã tập chung lực lượng quân đội Liên Xô lên tới 25.000 người nên không có lý do gì có thể cản trở ông thành công và ông cũng có thể phục thù được sự thất bại trước đó của mình ở Mông Cổ.

----
Cảm ơn bạn Ngu Nhân đã hỗ trợ giúp mình viết truyện này.
----