Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 260: Đặng Sỹ Nghị rửa mặt



Tuy Chương không biết Lê Hoan dùng tà thuật gì, song anh tin rằng tà thuật sẽ thua trí con người, cụ thể là… quả nổ!

Gió lạnh thổi về một hướng mà kỳ hiệu của cả Lê Hoan lẫn Thiên Đức lại bay một ngả. Đội quân vài nghìn người kia hẳn chỉ là những bóng hình hòng che đậy bí mật nào đó phía sau. Hoặc chỉ đơn giản là doạ kẻ yếu vía.

Chương hỏi quân canh và thám mã, quân đều khẳng định không thấy Lê Hoan cho binh ra khỏi thành. Binh mã đột ngột xuất hiện như thể từ dưới đất chui lên. Kỵ bộ xuất thành nhưng không tiến đánh cũng là một chuyện lạ. Muốn biết thực hư cần phải có quân thám thính dò la.

Trần Nhật Tôn phái quân trườn bò theo dõi và báo rằng quân ấy gần như bất động, trăm người như một. Hôm đầu tiên, trước trận tiền có một bàn nhỏ bày biện ngũ quả, khói hương nghi ngút. Tả hữu có hai cột treo nhiều tờ giấy màu vàng như bùa chú.

Chương muốn chờ Ngọ vì cậu từng nghe bà kể, giờ Ngọ dương khí mạnh, quỷ thần không hoành hành. Chương muốn một công đôi việc, vừa gầy dựng tên tuổi gắn với chiến công cho những người một lòng một dạ với mình, vừa muốn xác định thực hư.

Người không có bóng ắt không phải người, đã không phải người chẳng cần để tâm đến nữa.

Đến chiều muộn, thám mã hậu tuyến báo rằng trời quang mây tạnh, cả ngày nắng chói chang, chỉ có nơi quân Thiên Đức hạ trại mới mây mù giăng kín như sắp đổ mưa lớn.

Chương ngả người trên ghế, gác chân lên cạnh bàn suy ngẫm. Duệ ở sau bóp vai, Uyển Như và Lam Khuê ngồi ghé lên bàn bóc vỏ mấy quả cam đưa lên miệng Chương, Duệ và bản thân. Ba nàng cười nói khúc khích. Chương rất thích những cảnh như thế này, cảm giác vô cùng hưởng thụ.

-Công nhận đất Vạn Xuân lắm thứ ma mị, mấy tay đạo sĩ hô mưa gọi gió được thật là tài. Sao họ có thể làm như vậy được nhỉ?

Nghe Chương hỏi vậy, Uyển Như đáp:

-Thiên hạ lắm kẻ tài năng, anh cũng phải thu thập lấy vài ba người như vậy.

-Ừ, anh cũng muốn vậy lắm.

Lam Khuê chợt hỏi:

-Anh tính khi nào sẽ đánh thành?

Chương đang lim dim, nghe Lam Khuê hỏi liền hé một mắt, tủm tỉm cười ngước lên nói với Duệ:

-Anh em binh sĩ thổi cơm tối xong, em bảo đi nghỉ sớm hết lượt, canh bốn dậy thổi cơm ăn sớm.

-Đêm về sáng khởi sự ạ? - Duệ tròn mắt.

-Binh sĩ nghỉ ngơi ta sẽ họp tướng bàn kế, cũng đến lúc bắt chuột. Chúng còn đương có chỗ dựa tinh thần, đánh sập cái đó là chạy hết. Tướng bên đó bắt được tốt nhất nên trừ, khỏi giam giữ tra hỏi.

Lam Khuê thắc mắc:

-Anh không cần thu dụng bọn họ?

-Lần này ta chỉ cần quân không cần tướng, có Sỹ Nghị và Trí Thắng là đủ. Anh đã có sắp xếp, em là bà chúa Siêu Loại cũ thì Duệ là bà chúa Hải Đông.

Uyển Như ngồi lên thành ghế, choàng tay qua dí đồi núi vào mặt khiến Chương suýt ngạt.

-Bao giờ anh đánh La thành?

Chương thản nhiên nói:

-Nói thì nói vậy, đất này đều của các em và các con chứ anh cần gì. Em muốn cai quản một nơi hay đến nơi nào nơi đó đều thuộc về em?

-Siêu Loại giờ ai cũng biết Lam Khuê, Hải Đông rồi đây sẽ nghe danh Duệ, em cũng muốn đất La thành nghe danh em.

Chương gật gù:

-Ừ! Cái gì to thì từ từ nhấm nháp.

Duệ ghé tai hỏi:

-Anh nói vậy là ý gì?

-Hả? Ý anh chính là La thành lớn thì để đó ăn sau cùng, vội gì chứ. Thôi, giờ chúng ta đánh chén no bụng còn họp. Họp xong nghỉ ngơi đêm nay lắm việc.

Trời tắt nắng lại đổ mưa tầm tã, Chương chắc mẩm những cơn mưa có vấn đề. Nghe loáng thoáng lão tướng Đoàn Thượng lầm bầm mưa gió khiến củi lửa khó nhóm, khói mù mịt bỗng Chương hiểu ra vấn đề.

-A! Thì ra là vậy, dùng mưa để chế ngự hoả công? Hừ! - Chương chép miệng lắc đầu cười khổ. - Một phép cơ bản. Tiếc thay hoả công ta dùng đâu phụ thuộc mưa, tuy có chút khó khăn do thuốc súng ẩm. Nhưng từ ngày chế súng ta đã liệu trước rồi, lũ đáng thương. Các người làm mưa để ngăn ta công thành? Hừ.

Đầu trống canh Tư, quân Thiên Đức bắc bếp thổi cơm trong cơn mưa không ngớt, sấm chớp đùng đùng. Quân thám về báo, đội hùng binh vẫn trấn quanh ba mặt thành bất chấp mưa gió. Nước sông Kinh Sư dâng cao, hào quanh thành nước tràn lênh láng cánh đồng.

Đầu trống canh Năm trong cơn mưa xối xả, ba mươi cỗ ngựa kéo những khẩu thần công lặng lẽ rời cổng trại, chia làm ba ngả kèm ba chục hoả pháo liên hoàn. Mỗi ngả đều có quân dẫn đường, một tiểu đoàn Thần Vũ hộ tống. Quân sĩ đều đội nón rộng vành, khoác áo rơi bện rơm, ngựa tháo nhạc, người bỏ dép.

Mỗi cánh quân nhắm đến một cửa thành. Cánh quân thứ tư xuất trại sau một lúc, gồm mười thần công và hai trăm tinh binh. Cánh quân này ẩn náu ven bờ sông, dùng thần công đánh quân rút khỏi thành.

Gà gáy mưa ngớt, Chương thống lĩnh số quân còn lại, bao gồm quân Đặng Sỹ Nghị, quân hậu cần và Tiểu đoàn Luy Lâu mới tăng cường, tổng số gần bốn nghìn binh mã.

Đại quân chậm rãi thẳng tiến, trống đánh thùng thùng, tiền hô hậu ủng vô cùng khí thế. Một lúc sau trời đổ mưa như trút nước, sấm động đì đùng, thảng hoặc chớp giật sáng loá. Từ mạn thành Kinh Môn, tiếng chiêng trống rộ lên át những thanh âm do quân Thiên Đức tạo ra.

Chương gọi Đặng Sỹ Nghị lại gần và hỏi:

-Phiêu Kỵ tướng quân, ông có sẵn lòng dẫn binh xông lên giao chiến với binh mã dàn ngang trước mặt đằng kia không?

Đặng Sỹ Nghị thưa:

-Chỉ cần Vương ban lệnh, mạt tướng không từ nan. Mạt tướng cảm thấy đáng thẹn khi từng run sợ trước tà thuật che mắt.

-Ông không cần tự trách, chốc nữa khi cờ hiệu màu đỏ phất lên kèm năm nhịp trống, ông dẫn theo một trăm kỵ binh đánh tràn qua bọn hình nhân thế mạng, tìm cái bàn nhỏ nghi ngút khói hương trước cửa Nam. Mỗi binh sĩ trang bị một khiên bọc đồng và một giáo dài và đoản đao, lẫn trong quân giả có thể có quân thật trà trộn. Ta giao cho ông nhiệm vụ ném nước giải và phân người vào cái bàn ấy.

Đặng Sỹ Nghị tưởng nghe nhầm, tròn mắt ngạc nhiên. Chương cười:

-Ông không nghe lầm, cũng đừng sợ quỷ thần trách phạt. Bọn họ có thần của bọn họ, ông có Phật của ông, vậy để thần Phật đánh nhau xem ai thắng.

-Tuân lệnh!

Trời sáng rõ, hàng nghìn binh mã Hải Đông chĩa giáo cùng tiến đánh quân Thiên Đức. Trên thành cao, hàng nghìn binh sĩ kẻ kiếm người giáo thét vang, khí thế trời long đất lở. Tưởng như quân Thiên Đức sẽ nao núng nhưng thay vào đó, bọn Phạm Bạch Hổ lần lượt khai hoả. Hổ không nhắm bắn vào hàng quân đang tịnh tiến mỗi lúc một gần mà mươi khẩu thần công chỉ nhắm vào cổng thành.

Trời mưa chẳng thể ngăn được những khẩu thần công cất tiếng. Cổng lớn bằng gỗ dày có đóng đai đồng vững chắc chẳng thể chống lại được hơn chục loạt thần công cùng nhắm bắn.

Hai cổng thành tả hữu cũng chung số phận, quân Thiên Đức quyết phá cổng thành, phá cầu bắc qua hào nước, nhốt quân Hải Đông ở trong.

Đúng như dự liệu, cầu gỗ bị phá tan tành thì đội quân vài nghìn người tề chỉnh bỗng khựng lại, chẳng thấy tiến lui nữa. Bấy giờ Chương phát lệnh phất cờ gióng trống, Đặng Sỹ Nghị dẫn kỵ binh trang bị nhẹ liều chết xông thẳng lên trước.

Nghị không muốn thua kém bọn Lý Kế Nguyên nên chọn ra những kẻ gan góc liều mình. Lạ thay, Nghị chọc mũi giáo vào kẻ địch trước mặt, mũi giáo xuyên qua hư ảnh. Nghị thúc ngựa tràn qua mà chẳng hề bị thương. Bỗng đâu Nghị thấy ba tên đạo đồng trước mặt, chúng hoảng hốt bỏ lại cỗ ngựa kéo hương án. Nghị như hiểu ra, thét lớn:

-Cho mỗi thằng một giáo!

Kỵ binh xông lên phi giáo, ba tên đạo đồng hộc máu chết tươi.

Tiễn trên tường thành bắn xuống như mưa, một số ngựa bị hạ nhưng binh sĩ tuyệt không hề hấn.

-Các ngươi thấy chưa? Diệt hết bọn đạo đồng, lấy thủ cấp của chúng, đừng để mất mặt quân Hải Đông.

Binh sĩ của Đặng Sỹ Nghị toả ra, đám đạo đồng chỉ huy những cỗ mã biết mánh vô tác dụng bèn bỏ chạy về hướng ba cổng Nam cầu cứu. Quân sĩ trấn thành bắn tiễn như mưa không ngăn được đám tinh binh của Đặng Sỹ Nghị điên máu áp sát tặng cho mỗi tên đạo đồng một giáo. Hàng chục đạo đồng nhảy xuống hào nước bơi sang bờ luỹ, song rất ít kẻ thoát được ngọn giáo phi từ trên bờ xuống với tất cả cơn giận dữ.

Đặng Sỹ Nghị tìm được bàn tế lễ ven hào nước, hơn hai chục binh sĩ dùng khiên che đầu hộ tống Nghị đến trước cái bàn đang nghi ngút khói hương cùng hàng tá giấy vàng vẽ đủ thứ hình thù kỳ dị bằng máu tươi.

-Tận mắt thấy đúng là trò chơi con trẻ!

Nói đoạn Đặng Sỹ Nghị dùng giáo gạt hết hoa quả, đèn nến. Gió từ bốn phương tám hướng kéo về, Nghị mặc kệ, lấy khiên che chắn, đoạn nhảy phốc lên bàn tụt quần xuống thét lớn:

-Lê Hoan, số ngươi đã tận, xem ta đái vào đầu gia tiên của ngươi đây.

Nước giải làm tắt ngúm mấy cây hương lớn, xong xuôi, Nghị vung chân đá vỡ luôn bát hương với tất cả lòng căm giận tích tụ bấy lâu.

Ngay lúc hương tắt, Nghị nghe bên tai vẳng tiếng thét gào của trăm kẻ từ xa vọng đến, bát hương vỡ tan, đoàn quân ảo ảnh theo đó mà nhạt dần, biến thành những làn khói đen mờ ảo bốc lên cao.

Trong thành Kinh Môn, Mao đạo sĩ đang bế quan bỗng hai mắt mở trừng trừng, khoé miệng rỉ ra máu tươi sau đó phun ra một ngụm. Mấy đạo đồng chạy đến đã thấy Mao đạo sĩ hồn lìa khỏi xác, toàn thân bốc mùi ngai ngái của nước giải.

Trời quang mây tạnh, mưa biến mất nhanh hơn lúc xuất hiện. Thành Kinh Môn hiện rõ trong nắng sớm nhưng âm thanh huyên náo đã không còn nữa. Chỉ còn lác đác âm thanh phát ra từ những khẩu thần công nhắm vào những sợi xích sắt bên cổng thành.

Ngót vạn quân trong thành Kinh Môn giờ chẳng khác nào cá chậu chim lồng. Thực sự thời đại luỹ thành bằng đất hay gạch vồ cao đôi ba trượng đã chấm dứt từ khi quân Thiên Đức hạ thành Luy Lâu. Thay vì hạ thành nhanh, Chương lại muốn thao binh luyện mã. Bên cạnh đó, Chương cũng muốn gây ám ảnh tâm lý cho binh sĩ trấn thành để ngày sau dễ bề hành sự.

Còn tướng trong thành ư? Thực Chương không muốn thu phục vì những kẻ như vậy ắt sớm muộn sẽ gây hoạ. Chương không muốn ngày nào đó phải đâu đầu cử người đi dẹp loạn.

Vạn Xuân vì sao có cát cứ? Ấy là vì Lý Nam Vương dựng nước phải nhờ nhiều lực lượng từ gia binh, thổ binh. Đến lúc vận nước suy họ lập tức cát cứ, chuyện ấy phải chấm dứt.

Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.