Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 297: Hạ sinh vương tử



Tháng Uyên Ương ở Thiên Đức luôn rất vui bởi hầu như ngày nào cũng có đám cưới. Cưới ở làng, cưới trong quân, cưới ở ty… chỉ tính riêng trong 4 huyện Thiên Đức cũ, nơi đã thành lệ, tháng Giêng có đến gần ba nghìn đám cưới. Trung bình một ngày có 10 đám cưới diễn ra bao gồm cả đám cưới tập thể do các đơn vị tự tổ chức cho binh sĩ.

Binh sĩ Thiên Đức lấy vợ huyện Kim Động, Thuỷ Đường, Kinh Môn và Ninh Hải cũng không ít. Quân đồn trú làm dân vận, cứ khéo miệng tự nhiên sẽ lấy được vợ. Nói chung, gia đình có con gái gả cho quân sĩ Thiên Đức sẽ yên tâm bởi giàu nghèo chẳng biết nhưng chàng rể được đảm bảo tư cách.

Con gái Thần Vũ cũng lấy chồng, chồng có khi là binh sĩ, có khi là dân binh hoặc công nhân, thợ thủ công. Các bà mẹ chồng có con dâu trong Thần Vũ quân chịu thiệt thòi vì con dâu thường bận việc, vắng nhà thường xuyên. Tuy vậy, các bà được bù đắp bằng vật chất khi con dâu đưa tiền lương, áo lụa, bánh trái luôn. Điều này tuy ngược với thông lệ Vạn Xuân bấy lâu khi con gái ở nhà làm nông, sinh đẻ và chằng bao giờ cầm đao kiếm. Nói thì nói vậy, nhà có con dâu vận y phục vàng đi thưa về chào cũng khiến các bà mẹ chồng nở mày nở mặt. Nhiều bà thường nói với hàng xóm láng giềng:

-Nó ghê gớm với chồng nó chứ với tôi nó chưa trái ý nửa lời, quân Thần Vũ vốn chiều đàn bà, mình cũng là đàn bà nên chả lo. Đấy, thằng nhà tôi lúc trước ngang tàng mà lấy vợ xong ngoan hẳn. Mặc xác chúng nó, miễn nó thương nhau và có hiếu với mình là được.

Nữ nhân vận y phục vàng, đầu chít khăn vàng, thắt dây lưng đỏ, chân xỏ giày cói dần trở thành hình ảnh mà các chàng trai, cô gái ngưỡng mộ. Chẳng phải vì tấm áo mà bởi vận tấm áo ấy đồng nghĩa với việc có chữ nghĩa, ăn nói lưu loát, tác phong chuẩn mực.

Vui duyên mới không quên nhiệm vụ, các cặp đôi cưới nhau sau ba đến bảy đêm sau tân hôn sẽ trở lại quân doanh vì tình hình đang gấp gáp, các sứ quân có thể khởi binh bất cứ lúc nào.

Đầu năm mới, ngoài chiến thắng trên chiến trường, ngàn đôi đôi uyên ương ngập tràn hạnh phúc ở hậu phương, tại phủ Thiên Đức, cụ thể là làng Vạn Xuân loan tin đại hỉ. Văn phòng Vạn Thắng vương bố cáo, Đại Thắng Hoàng hậu hạ sinh một bé trai và một bé gái. Vạn Thắng vương đại xá thiên hạ, tất cả phạm nhân, tù binh trong 14 huyện được giảm một bậc tội trạng, nhẹ tha về.

Đại Thắng Hoàng hậu hạ sinh quý tử và ái nữ lúc nửa đêm về sáng ngày 10 tháng Giêng. Ái nữ là chị.

Dân làng Văn Lãng gần đó và công nhân, quân sĩ trấn quanh làng Vạn Xuân vào thời điểm ấy nghe tiếng chuông ngân liên hồi phát ra từ làng Vạn Xuân đều đoán biết Hoàng hậu mẹ tròn con vuông, ai nấy đều cả mừng và hàng nghìn người cùng ồ lên thi nhau chỉ trỏ về trong làng khi tận mắt thấy có hai luồng sáng chiếu lên cao. Đêm ngày 10, trăng lạnh, nhiều mây, vậy nên rất nhiều người đã thấy. Ai cũng cho là sự lạ, và rằng Hoàng hậu sinh ra… cháu của ông trời! Ngay như các bà mụ đỡ đẻ cũng một mực khẳng định rằng, khi chuẩn bị đỡ đẻ cho Hoàng hậu bỗng nhiên xà nhà phát ra ánh sáng như ban ngày chiếu rọi khiến ai nấy đều thất kinh. Vạn Thắng vương bảo rằng:

-Ta mượn ánh sáng mặt trời chỉ được một chốc, các bà phải mau lên mới được.

Chuyện là Chương mày mò tìm hiểu nên có gỡ hai bóng đèn xe Kamaz đem về làng nghiên cứu hòng nay mai làm ra thuỷ tinh, bóng điện. Thiên Bình trở dạ từ chiều mà mãi chưa đẻ, trong nhà thắp đèn dầu, đốt nến rất sáng nhưng Chương bỗng nhớ có đèn xe và bình ắc quy nên đã treo đèn lên xà nhà dùng dây đấu với ắc quy phát sáng được một lúc, đủ để đón hai đứa con đỏ hỏn.

Chương không nghĩ Thiên Bình sẽ sinh đôi.

Con lọt lòng, Chương tháo đèn sai nữ binh khiêng bình ắc quy ra hậu viện, trong khi chờ các bà mụ tắm rửa cho con. Chương rảnh tay muốn cho Duệ xem sự lạ nên đấu một lượt hai đèn pha chiếu lên trời.

Tin ấy qua Ty Truyền thông bỗng trở thành “Vào lúc Hoàng hậu hạ sinh Vương nữ và Vương tử, trong phòng bỗng xuất hiện hương thơm ngào ngạt, vầng thái dương chói loá khắp phòng khiến các bà mụ đồ rằng Hoàng tử ắt có mệnh đế vương, sẽ nối nghiệp Vạn Thắng vương dẫn muôn dân trăm họ hưởng thái bình thịnh trị vạn năm. Vương là con trời, Hoàng hậu sinh ra cháu của trời thế nên ở làng Vạn Xuân lúc ấy có hai quầng sáng chiếu lên, ngầm báo tin với cao xanh Hoàng hậu đã mẹ tròn con vuông. Bách tính quanh làng đều trông thấy rõ, thật là sự là trên đời, là điềm lành của Thiên Đức phủ.”

Dân chúng bán tín bán nghi nhưng những người nhìn thấy đều khẳng định chắc nịch rằng họ… thấy hai con rồng bay từ trên trời xuống, một rồng vàng và một rồng trắng!

Chiều tối Chương mới nghe tin ấy chỉ biết gãi đầu nhìn bốn cô vợ cười khổ sở. Duệ bảo:

-Vậy khi nào bọn em sinh con cho anh, anh cũng làm như vậy là được. Giữa đêm hôm mà anh làm ra được mặt trời thì đúng anh là con trời rồi gì.

Chương chiều theo ý vì cũng không muốn mấy nàng còn lại chạnh lòng và khi Lam Khuê, Uyển Như hay Duệ hạ sinh, Chương bố trí đường hoàng hơn để nhiều người thấy cháu ông trời sinh ra trong hào quang rực rỡ. Có điều đâu phải nàng nào cũng sinh vào ban đêm và có nàng còn cố nhịn đẻ chờ đêm xuống.

Thứ nữa, niềm tin của bách tính rất quan trọng, nó giống như một thứ tôn giáo vậy. Đôi khi hợp lý hay bất hợp lý chẳng quan trọng, nó có ích cho ngôi cửu ngũ chí tôn mới là hơn cả.

Chương đặt tên con gái là Yên Bình và con trai, như đã giao ước, tên họ đủ đầy là Mạc Thiên An. Như vậy Chương đã có 3 con gái: Thiên Kim, Mai Lan, Yên Bình và 2 con trai: Bách Khoa, Thiên An.

Trở thành bố luôn là điều tuyệt vời.

Hạ tuần tháng Giêng, ba quân Vũ Ninh (Nguyễn Quốc Khánh) và Tam Đái (Phan Văn Hầu) kéo đến ngày một đông, sát bờ Bắc sông Thiên Đức. Vài trăm khẩu pháo đá lớn nhỏ các loại cũng xuất hiện. Trước tình trên, dân huyện Thiên Đức được yêu cầu tạm thời tản cư về huyện Thừa Thiên, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Dân tản cư sẽ ở nhờ nhà dân huyện Thừa Thiên hoặc trong các trại quân, trường học.

Dân huyện Thiên Đức, tuổi từ 16 đến 40 bất kể nam nữ được vận động ở lại giúp ba quân bảo vệ thành quả sau mấy năm đổ mồ hôi mới có được. Huyện Thiên Đức có hệ thống đường sá thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh nhất và Chương không muốn thành quả của bách tính trở thành tro bụi. Và vì thế, huyện Thiên Đức được bố trí phòng ngự theo chiều sâu.

Để bảo vệ huyện Thiên Đức, Lữ đoàn Thần Sấm đủ quân số 1000 người, hoả lực vô cùng mạnh với 100 thần công chia thành 5 cụm đặt trên xe ngựa kéo, khai hoả vô cùng nhanh sau khi cải tiến. Bên cạnh đó, 200 hoả pháo liên hoàn và thứ vũ khí có sức huỷ diệt khủng khiếp do Chương mới cho làm gọi là “Dàn đồng ca”. Pháo đá từng làm trước đây có hơn trăm khẩu dành cho lực lượng tân binh sử dụng.

“Dàn đồng ca” là hệ thống hoả hổ 16 nòng bằng tre, mỗi ống dài khoảng 1 thước 5 đặt trên xe kéo. Chương làm thứ vũ khí này dựa trên mô hình pháo phản lực Katyusha. Chương đã làm 30 dàn và để nạp đủ 16 nòng mất nhiều thời gian nên bắn xong sẽ vứt bỏ. “Dàn đồng ca” không bắn được xa, chỉ 5 đến 10 trượng nên sẽ sử dụng lúc nguy cấp, có dấu hiệu hàng phòng ngự bị vỡ. Chương không muốn đối phương tràn sang như mấy năm trước.

Trên dãy Linh Sơn bố trí một số cụm pháo đá bảo vệ ba làng Vạn và làng xã Vũ Ninh.

Tiểu đoàn thuỷ quân Long Vũ tại bến Môn có 700 quân đảm trách dưới sông với 30 Mông Đồng và 20 Hoả thuyền. Xa Hải rút hết về ngã ba sông Dâu.

Bộ binh tham gia phòng ngự gồm:

E Thuận Thành dưới quyền Lê Quý Ly đủ 2000 quân với 4 D: Thuận Thành, Diên Ứng, Bình Ngô, Thổ Hà (thành lập được 9 tháng) trang bị hoả mai, quả nổ, tiễn gắn quả nổ nhỏ, hoả hổ cá nhân, nỏ Liên Châu sẽ là tuyến phòng ngự đầu tiên.

Lực phượng phòng thủ thứ hai là bộ binh địa phương với 1 tiểu đoàn 600 quân trang bị nỏ, hoả hổ, quả nổ phòng thân, điều Trần Nguyên Hãn về hỗ trợ cho Huyện đội trưởng Tống Viết Dương.

E tân binh có 2500 người dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trương Lôi, Chu Diện, Bùi Như Lạc, Cao Mộc Lân, Sỹ Văn Thuận trang bị y như bộ binh địa phương.

Lực lượng dân binh chiêu mộ từ các xã có 1000 người, do Nguyễn Đăng Hải và Nguyễn Văn Thành chỉ huy sẽ là lực lượng dự bị, là hàng phòng thủ thứ ba cùng với 300 nhân viên Ty Công an do Trần Quang Diệu chỉ huy có trang bị hoả mai.

Tiểu đoàn nữ Đường Vỹ với 500 quân cưỡi ngựa là lực lượng dự bị cơ động. 500 nữ binh mới huấn luyện của Tiểu đoàn Mai Lan chưa từng giáp trận, trang bị hoả mai là lực lượng dự bị của dự bị.

Tổng cộng lực lượng phòng thủ ở huyện Thiên Đức lên đến 8100 người.

Hậu cần do Mạc Dật đảm trách toàn bộ, dân huyện Thiên Đức sẽ giúp sức.

Theo tính toán của Chương và Bộ Tổng Tham mưu, Phan Văn Hầu và Nguyễn Quốc Khánh muốn sang được sông sẽ phải huy động lực lượng khoảng 4 vạn quân tinh binh, một điều mà Chương tin rằng đối phương không thể có.

Tả Đô đốc Phạm Tu nắm toàn quyền chỉ huy quân phòng ngự ở hướng Bắc.


Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều