Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 301: Sứ tướng Đằng Châu



Đào Ứng Bình, Sứ tướng đất Đằng Châu, đốc suất 7000 quân kỵ bộ sang đất Kim Động chia quân tả hữu thẳng tiến. Cánh tả giao cho Phó Sứ tướng Lưu Xưởng dẫn 2000 quân dọc theo bờ Xích Giang nhắm đến Hiến Doanh, phối hợp với Cao Mộc Viễn dưới sông.

Đào Ứng Bình vào đất Kim Động, quân Thiên Đức đồn trú vừa trông thấy kỳ hiệu Đào Sứ tướng liền bỏ trại kéo nhau chạy. Quân của Ứng Bình vào mấy trại bị bỏ lại lục soát chẳng thấy lương thảo, đến cỏ khô cho ngựa cũng rất ít. Ứng Bình định cho phóng hoả đốt trại song lại thôi, ngẫm ngày sau có khi cần dùng. Tiến sâu đến mươi dặm, Ứng Bình chỉ gặp những toán quân Thiên Đức trang bị cung nỏ ẩn nấp, bắn ào ào vài loạt tiễn rồi lại kéo nhau chạy tứ tán hết cả. Đào Ứng Bình đoán Triệu Quang Phục muốn dụ Bình vào sâu nội địa mới giao chiến. Ứng Bình bèn chọn một vùng đất cao ráo gọi là bãi Phù Tiên hạ trại lớn, cho quân tản ra các làng xung quanh lùng sục, dò la tình hình.

Bãi Phù Tiên cách Hiến Doanh khoảng 40 dặm về phía Tây, bốn mặt là đồng trống, có nhiều mương máng, sình lầy.

Quân Đằng Châu lần đầu sang Tế Giang, vào làng lùng sục chỉ thấy người già và trẻ nhỏ. Đàn bà con gái tuổi từ 15 - 40 chẳng thấy bóng dáng. Quân sĩ hỏi dân, dân thực tình khai, quân Thiên Đức đã bắt tất cả những người còn trẻ đi lao động bên huyện Thừa Thiên nào đó. Chiêu binh không được, Ứng Bình cho quân mặc sức cướp lương thực, gia cầm, gia súc của dân. Dân các làng đều ngoan ngoãn giao nộp, chỉ xin ít gạo nấu chão loãng cầm hơi.

Lưu Xưởng tiến quân song song với Cao Mộc Viễn, trên đường đi cũng chỉ gặp những toán quân nhỏ của Thiên Đức chặn đường tập kích, bắn dăm ba loạt tiễn rồi chạy bán sống bán chết về Hiến Doanh. Lưu Xưởng không hề khinh địch vì biết người cầm quân bên kia là Triệu Quang Phục, tuỳ tướng của Tả Đô đốc Phạm Tu.

Lưu Xưởng cho bộ binh phối hợp với Cao Mộc Viễn tấn công Hiến Doanh nhưng sau ba ngày, Lưu Xưởng mất hơn một trăm binh sĩ, bị thương gần ba trăm bởi thứ vũ khí phát nổ mỗi khi bộ binh áp sát bờ tường. Công không được, Lưu Xưởng cho quân lui về sau 5 dặm hạ trại ven sông tính kế khác.

Cao Mộc Viễn dẫn thuỷ quân đánh vào bến Hiến Doanh. Quân phòng thủ không cho thuyền ra tiếp chiến. Thay vào đó, các Mông Đồng và Xa Hải neo dưới chân pháo đài khiến quân Cao Mộc Viễn nhìn thấy mà không dám tiếp cận. Bên cánh tả của bến lớn, quân Thiên Đức đặt bao gai đựng đấy tạo thành luỹ, đặt thần công và hoả pháo sẵn sàng khai hoả. Âu tàu trước mặt có hai, ba chục thuyền cũ nát làm vật cản. Cầu cảng là lối duy nhất Cao Mộc Viễn có thể xông vào nhưng Viễn đã ba lần thất bại mà chưa đặt chân được đến bến lớn.

Quân Thiên Đức bố trí hàng chục xe Liên nỗ phóng lao, nỏ Liên Châu cỡ lớn, vài chục khẩu pháo đá trên bến lớn. Nếu thuỷ binh đổ bộ lên cầu cảng còn phải chịu thương vong bởi đạn bắn xẻ tà vào hai bên sườn. Cao Mộc Viễn là thuỷ tướng lão luyện, tự xưng Thuỷ Sư Đô đốc nhưng cũng chưa thể tìm ra cách phá vỡ rào phòng ngự của đối phương.

Quân Thiên Đức ban ngày hoạt động bình thường, chẳng quan tâm đến bọn Cao Mộc Viễn lởn vởn ngay trước mặt. Ban đêm đèn đuốc tắt ngúm, quân binh bố trí ra sao cũng rất khó đoán định vì cứ sau một ngày, các vị trí phòng thủ lại có sự thay đổi.

Hư thực khó lường.

Cao Mộc Viễn sai hàng trăm quân lợi dụng đêm tối bơi lặn đột nhập nhưng hai đêm cử hai lượt chẳng thấy kẻ nào trở về, sợ không dám sai quân đi nữa, đành thu quân về hội với Lưu Xưởng. Cao Mộc Viễn muốn xin thêm thuỷ binh quyết chiến nhưng chỉ được cấp thêm 1000 quân, nhắm không đủ, Mộc Viễn sai người mượn quân của Tô Trung Từ và Nguyễn Ninh vương. Tô Trung Từ cho mượn 1000, Nguyễn Ninh vương cho mượn 500. Nhờ đó Cao Mộc Viễn có trong tay lực lượng lên đến 6500 quân với 300 chiến thuyền các loại.

Cao Mộc Viễn và Lưu Xưởng một lần nữa hợp lực cùng tấn công. Theo bàn định, Lưu Xưởng sẽ vẫn tấn công vào mặt phía Nam của Hiến Doanh hòng vượt tường luỹ tràn qua, thộc xuống bên cánh tả của bến lớn. Cao Mộc Viễn sẽ phối hợp, dùng số quân thuỷ áp đảo tràn vào âu tầu, đánh ngược lên vị trí quân Thiên Đức đặt pháo, sau đó mới toả ra đánh sang bên pháo đài. Lưu Xưởng cũng được cấp thêm 1000 tinh binh và 1500 dân binh.

Đồng thời, Đào Ứng Bình sẽ dẫn quân yểm trợ tấn công vào mặt Tây của Hiến Doanh thông qua cánh đồng Kim Động. Tổng lực lượng vây đánh Hiến Doanh đợt hai có thể lên đến 1,5 vạn quân từ ba hướng.

Đào Ứng Bình, Lưu Xưởng và Cao Mộc Viễn đều đánh giá cao đối thủ, tuyệt không khinh suất. Theo tin tình báo Cao Mộc Viễn thu thập được, quân chính quy trấn Hiến Doanh chỉ có 2000 và được tăng cường thêm khoảng 1000 dân binh vùng Kim Động. Tin tức của Cao Mộc Viễn chính xác cho đến cuối tháng Giêng và sai hoàn toàn vào thượng tuần tháng 2 khi khởi binh. Bởi lẽ, từ ngày 1 tháng 2, quân Hiến Doanh thông báo cho các thương thuyền rời đi vì sẽ có chiến sự và phong toả thương cảng từ ngày 3 tháng 2. Kể từ thời điểm này cho đến lúc Cao Mộc Viễn đến vào sớm ngày 10 tháng 2, chẳng ai biết được động tĩnh trong khu thị tứ.

Cao Mộc Viễn hay Đào Ứng Bình có quân do thám, quân Thiên Đức cũng chẳng thiếu. Khác nhau của hai bên có lẽ nằm ở những chú chim bồ câu. Tin tức đến tay nhanh hơn, Triệu Quang Phục có thừa thời gian gia cố, sắp đặt bố phòng và tăng thêm quân mà thần không biết quỷ chẳng hay.

Trước hết, hai âu tàu bên cạnh cầu cảng, Yết Kiêu đã chuẩn bị kế hoạch chống thuỷ quân đột nhập từ trước bằng cách đóng cọc tre dưới nước, dùng hàng rào mắt cáo giăng ngang, mỗi đoạn rào mắt cáo bề ngang chừng hơn 1 trượng xếp so le. Quân địch muốn luồn qua phải vừa bơi vừa mò mẫn, thi thoảng trồi lên lấy hơi hoặc xác định phương hướng lại.

Tại vị trí các cọc sẽ dùng cật tre buộc một lá cờ nhỏ màu trắng to bằng lòng bàn tay nổi trên mặt nước để theo dõi rung lắc bất thường do các que cật tre này là nối với lưới đánh cá giăng có chủ ý. Đối phương tiềm nhập, mò mẫm dù cẩn thận đến đâu cũng gây rung lá cờ. Đêm xuống, thuỷ quân Thiên Đức thay nhau ngồi trên các thuyền nhỏ canh chừng.

Hai đêm Cao Mộc Viễn cử tinh binh bơi lặn giỏi mò vào, quân canh trên thuyền dựa theo rung lắc của lá cờ xác định có địch huýt gió báo hiệu cho nhau để ý. Quân đột nhập loay hoay bơi qua được ba, bốn lớp rào mắt cáo bị quân canh quăng lưới buộc đá xuống bắt gọn. Một số dùng dao găm cắt lướt thoát thân nhưng quân trên thuyền dùng giáo dài chọc xuống. Cao Mộc Viễn không biết chuyện này do chẳng quân nào thoát về được.

Quan trọng hơn cả, khi ước lượng được thời gian quân Tế Giang và Đằng Châu sẽ tấn công. Chương báo Triệu Quang Phục đưa hết nam nữ trong độ tuổi sung quân ở huyện Kim Động về Nghĩa Trụ Thượng trong mấy đêm liền. Dân Kim Động thuộc quyền kiểm soát của Thiên Đức quân gần một năm. Trong thời gian này, thuế được miễn, quân cũng không sách nhiễu bao giờ, lại thường xuyên dân vận, dân lại lành. Lý do Chương yêu cầu phải đem theo cả phụ nữ và trẻ nhỏ vì lo quân Đằng Châu sang không thấy đàn ông sẽ làm điều xằng bậy. Bách tính thấy Vạn Thắng vương lo cho như vậy, rời làng cũng chẳng cần đem hành trang nên đi cũng mau. Chương lo xa nhưng đúng, bởi có một số phụ nữ không chịu đi và điều đáng tiếc xảy ra thật. Quân của Lưu Xưởng và Đào Ứng Bình hãm hiếp phụ nữ là điều khó tránh.

Bên Nghĩa Trụ Hạ, Lý An và Phạm Cự Lượng chỉ bắt đàn ông đi, phụ nữ thì không. Lẽ đơn giản, anh em họ La và quân bản bộ đều người Tế Giang, chẳng lý gì hãm hiếp đàn bà con gái và dân chúng vẫn hướng về họ phần nhiều. Điều này Chương tính cũng đúng và vì đúng nên sau cuộc chiến, dân Kim Động thường nghe theo mệnh lệnh của quân. Nam nhân Nghĩa Trụ Hạ thoát cảnh binh đao cũng dần có cái nhìn khác về những người bên kia sông Văn Giang.

Dân Nghĩa Trụ Thượng cho hàng nghìn người tá túc trong làng, lương thực do quân Thiên Đức cấp phát hàng ngày và tranh thủ… tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối…

Tuy nhiên, không phải tất cả nam nhân huyện Kim Động đều sang Nghĩa Trụ Thương nương nhờ mà nửa đường họ quay đến Hiến Doanh giúp quân Thiên Đức! Tại sao lại như vậy?


Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.