Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 2241: Phi Mã mục trường



Phía tây nam quận Cảnh Lăng, giữa hai nhánh của Trường Giang là Chương Thủy và Tứ Thủy tạo thành một vùng đất phì nhiêu hình tam giác, hai dòng sông lững lờ chảy qua tưới cho vườn ruộng nơi đây, cuối cùng mới hòa vào sông lớn đổ ra biển.

Nơi này quanh năm khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng màu mỡ, sản vật phong phú, trong đó vùng bình nguyên có Phi Mã Mục Trường là có địa thế đẹp nhất, cỏ mọc quanh năm, xung quanh bốn bề đều là núi cao san sát bao quanh một vùng bình nguyên màu mỡ rộng mấy chục dặm vuông.

Chỉ có một con đường duy nhất đi ra vào, hai bên có vách núi cao ngất, hình thể hiểm yếu phi thường, là một nơi tuyệt đối thích hợp để xây dựng mục trường.

Từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh bên dưới, thấy từng thửa ruộng giống như những tấm thảm mượt mà, tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ.

Trên đồng cỏ rộng mênh mông, xanh mướt mắt lại điểm xuyến hơn mười chiếc hồ lớn nhỏ nước trong như gương, nước hồ xanh thẳm hòa vào màu xanh mướt của đồng cỏ tạo nên một vẻ đẹp không kỳ ảo, tràn đầy sức sống.

Trong thế giới như đào nguyên tiên cảnh này có đủ thứ cầm thú được nuôi dưỡng, từ đàn cừu trắng, đàn bò vàng đến đàn ngựa đủ màu sắc, chúng chạy nhảy đi lại trên đồng cỏ hoặc yên lặng nằm một góc nghỉ ngơi, khiến cho bức tranh mục trường càng thêm đa dạng nhiều màu sắc.

Ở góc Tây Bắc có một chỗ địa thế tương đối cao, trên đó xây một toà thành bảo to lớn, lựng dựa vào vách núi vạn trượng, trước mặt là một con sông nhỏ lượn qua, khí phái quả thật bất phàm.

Ở nơi đầu con đường hẹp đi vào có xây một tòa thành lầu, trước lầu là một đường hào rộng ba trượng, sâu năm trượng cắt ngang đường, bên dưới đầy những chông nhọn, muốn đi qua buộc phải dùng cầu treo, quả thật đúng là một người giữ ải, vạn người khó qua.

Những loại gia súc khác nhau được phân ra bởi hàng rào gỗ, mục nhân chạy đi chạy lại bên trong hàng rào, không ngừng hò hét, còn những người nông dân thì lặng lẽ cầy cấy trên cánh đồng, những con bò đang kéo cày thi thoảng lại kêu lên "ò... ò" như muốn hòa nhịp cùng với đám ngựa đang hí vang khắp mục trường.

“Mục trường” vạn dặm trên cao, dưới sắc trời hoàng hôn Đế Thiên An nhìn xuống bên dưới cảnh sắc lẩm bẩm : “ là Phi Mã mục trường, không ngờ lại đến nơi này”

Chiến Thần Điện nay ở chổ này mai ở chổ khác, cho nên khi Đế Thiên An đi ra khỏi tiểu thiên địa độc lập kia, vị trí cũng không còn như lúc đầu hắn bước vô nữa.

“ Nếu đả đi ra, cũng nên dạo chơi một chuyến.” Đế Thiên An nói xong, thân hình nhanh chóng hạ xuống đại địa bên dưới

Nhìn từ phía chính diện, Phi Mã Sơn Thành càng khiến người ta phải thán phục.

Tường thành được xây dựng theo thế núi, đá núi chồng chất ngoằn ngoèo như rắn, hình thế hiểm trở. Phía sau thành là vách đá cao vời vợi, chim bay cũng khó vượt qua được.

Muốn vào thành phải đi qua cầu treo vượt sông vào thành, sau cổng thành là một con đường dốc rộng rãi kéo dài đến tận nội bảo, nơi trường chủ cư ngụ.

Hai bên nhà cửa san sát, nối liền với đường chính bằng những con đường nhỏ, mang một vẻ đặc sắc rất riêng của sơn thành.

Trên đường, người xe đi lại như nước, không khác gì một thành thị hưng vượng, đám trẻ nhỏ thì nắm tay nhau chạy nhảy nô đùa vui vẻ, tại thời loạn lạc hiện giờ nơi này xem như là đào nguyên phúc địa.

Các kiến trúc ở đây nói chung đều mộc mạc đơn điệu, dùng đá lớn xây nên, hình dáng to lớn khoáng đạt, dọc đường lầu chuông, cổng chào đặt khắp nơi, trong cái giản dị chất phát vẫn hiển hiện lên khí phách hào hùng của người xây dựng nơi này.

Nội bảo lại càng hùng vĩ nguy nga, kiến trúc chủ yếu bao gồm năm tầng điện các, ngoài ra còn có hành lang ngang dọc, các phòng lớn nhỏ sắp xếp ngay ngắn, thi thoảng lại điểm xuyến bằng những vườn hoa, giả sơn, cầu nhỏ bắc qua suối nước, nhã khí phi thường.

Đế Thiên An quan sát một hồi, nói : “Dễ thủ khó công, chỉ cần bảo vệ trước sau hai cái lối đi, chính là có mười vạn đại quân đến tấn công cũng không sợ. Lại có nhiều gia súc lẫn lương thực, dù bị vây giữ hai ba năm cũng là bình thường”

Đế Thiên An tại một cái góc khuất con đường, ánh mắt nhìn một cái tòa kiến trúc cao lớn, thân hình lại như sương khói nhanh chóng tan biến đi.

Tòa kiến trúc cao lớn mà Đế Thiên An nhìn chính là nơi mà trường chủ hiện giờ, Thương Tú Tuần sinh sống.

Phi Điểu Viên, nằm ở trung tâm của toà nội bảo này, do hơn ba mươi gian phòng khác nhau hợp lại mà thành.

Bốn phía đều có tường cao và chòi canh, kiến trúc rất kiên cố vững chắc.

Các hành lang ngoắt ngoéo, dọc đường cây cối tầng tầng lớp lớp, bài trí hết sức hài hoà, khiến cho nơi này không những không mất đi vẻ hùng vĩ mà còn thêm phần phong nhã.

Điểm đặc biệt nhất là trang viên này được xây trên vùng đất cao, dõi mắt nhìn ra có thể thấy được toàn bộ cảnh quan của Phi Mã Mục Trường trải dài ra trước mắt, dưới ánh sáng của vầng trăng mới mọc, khung cảnh an tịnh một cách lạ thường.

Lúc này hoàng hôn đả khuất nhường chổ cho đêm tối, trên trời sao sáng lấp lánh, nhưng vẫn chưa thấy vầng nguyệt xuất hiện.

Ở phía mục trường vang lên tiếng ngựa, tiếng cừu, thi thoảng lại có tiếng chó sủa oắc oắc, tạo nên một không khí rất đặc sắc mà chỉ riêng sơn thành mới có.

Lấy bản lĩnh của Đế Thiên An xâm nhập vào một nhà dân chỉ là chuyện nhỏ nhặt như hít thở mà thôi.

Dể dàng đi lại trong tòa pháo đài này tham quang thưởng cảnh.

Thời gian lại lặng lẽ trôi đi.

Lúc này, Đế Thiên An tại một cái hành lang bước đi, vị trí hiện giờ phía trái chính là Phi Mã Viên của trường chủ, sau lưng là Trù Lầu, bên phái là hậu sơn cũng chính là nơi hắn bước đến hiện giờ.

Sau khi đi qua cánh cửa hình bán nguyệt, là đến một cái hoa viên, tuyệt nhất là có một con đường có mái che nối thẳng vào trong vườn, tạo thành một cảnh đẹp hết sức đặc sắc, bên trái còn có một hồ sen, giữa hồ có một tòa lục giác đình, nối với bờ bằng một chiếc cầu nhỏ.

Mặt trăng hiện ra nơi góc trời bên phải, rải xuống nhân gian u tĩnh những tấm màn ánh sáng nhàn nhạt lấp lánh ánh bạc, khiến cho cảnh sắc càng thêm mê người.

Vách núi dựng đứng phía sau hoa viên, trên đó những cây tùng lâu năm mọc trên vách đá không ngừng rung rinh như đang khiêu vũ với gió.

Hành lang này rất ít người qua lại, Đế Thiên An đi cả buổi vẫn không thấy một hạ nhân nào đi lại trên đó cả. Đó là vì hiện tại thời điểm đả không còn sớm nữa rồi.

Hành lang, hai bên đường cây cối sum suê, vượt qua một rừng trúc thì liền nghe thấy tiếng nước chảy róc rách.

Thì ra nơi tận cùng của đường hành lang này là một tòa phương đình nhỏ, đối diện với vách đá trăm trượng, gần đó là một thác nước đổ từ trên cao xuống, khí thế bức nhân.

Nếu không phải có rừng trúc cách biệt, ở trong viện nhất định cũng có thể nghe được tiếng thác đổ ầm ầm.

Bên trái có một con đường lát đá trắng, nối thẳng đến phương đình, dọc theo bên đường là hai hàng cây rậm rạp mọc ven theo vách núi, gây cho người ta một cảm giác chỉ muốn đi sâu vào thám hiểm.

Đế Thiên An vừa đi, vừa ngắm cảnh, rẻ trái rẻ phải, một lát không gian trước mắt mở rộng, sát bờ đá có một căn tiểu lâu hai tầng, hình thế hiểm yếu phi thường.

Lúc này trên lầu hai vẫn còn sáng đèn, hiển nhiên trên lầu chẳng những có người sống, mà giờ này người đó vẫn còn chưa đi nằm.

Chợt, một giọng nam nhân già nua vang lên : “Quý khách đã tới, sao không lên đây gặp lão phu một lần!”

"Tu Phàm, Tu Đạo, Ta Tu Chân! Tu Kiếp, Tu Người, Ta Tu Tâm!"Tác việt, mong mọi người ghé qua. Thất Nguyệt Tu Chân giới